NHẬN DIỆN ĐƯỢC “BẢN SẮC THƯƠNG HIỆU” THÔNG QUA SỰ KIỆN?

14/11/2019 | 7:30:00

1. Logo và màu sắc đặc trưng của thương hiệu trên các ấn phẩm sự kiện

Các loại POSM được sử dụng phổ biến nhất trong sự kiện như: poster, banner, standee,... thể hiện được logo, thông điệp, màu sắc đặc trưng của thương hiệu. Nếu POSM chuyên dụng cho #Event thì nội dung đề cập chủ yếu đến ý nghĩa hoặc thông tin sự kiện đó; chúng khác với POSM quảng cáo trong siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà sách,...có thể hiện rõ thông điệp của sản phẩm và brand.




2. Sản phẩm/dịch vụ được quảng bá trong sự kiện

Mỗi doanh nghiệp có một sản phẩm chủ đạo, một dịch vụ trọng yếu tạo nên tính đặc trưng của thương hiệu.
Ví dụ: Grohe là thương hiệu thiết bị nhà bếp và phòng vệ sinh cao cấp của Đức, Pizza 4P’s là món bánh Pizza nướng lò và có vị thanh đạm theo phong cách người Nhật, MM Mega Market là hệ thống chuỗi bán buôn của ông chủ Thái Lan; Mường Thanh lại là tập đoàn khách sạn, nghỉ dưỡng hàng đầu của Việt Nam,...


(Thiết bị nhà bếp, nhà vệ sinh cao cấp Grohe)


(Phomai thủ công của Pizza4P's với 100% nguyên liệu nhập trực tiếp từ nông trại của Đà Lạt)

3. Đối tượng khách hàng được mời tham gia sự kiện

Phân khúc khách hàng của mỗi brand là khác nhau. Đơn cử như: Thiết bị nhà bếp và nhà vệ sinh của Grohe sẽ hướng đến khách hàng cá nhân sở hữu biệt thự cao cấp, hay các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, hoặc là doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn/resort,...Trong khi đó MM Mega Market có lợi thế là Trung tâm chuyên phân phối hàng tiêu dùng cho các khách hàng là đại lý, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa,...hơn là khách hàng cá nhân có nhu cầu mua sắm số lượng ít và không thường xuyên.




4. Hoạt động xã hội và trách nhiệm cộng đồng trong sự kiện

Thực hiện hoạt động xã hội trong sự kiện là cách để Doanh nghiệp tạo sự thiện cảm, tín nhiệm đối với đối tác, khách hàng. Có Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với cộng đồng thông qua các chiến dịch bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp khác dùng sản phẩm/dịch vụ của mình để tài trợ trực tiếp.




5. Phương thức Social Media thông qua sự kiện

Một số doanh nghiệp dùng sự kiện để truyền thông, quảng bá tên tuổi, thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của mình, đôi khi là thông qua các #agency về Event & Media, đôi khi lại thông qua các kênh chính thống của báo chí, truyền hình,...Ngược lại, có Doanh nghiệp chỉ muốn truyền thông bằng các kênh chính thống nhất và thực hiện thỏa thuận qua việc ký kết hợp đồng truyền thông.



Nhận diện được “bản sắc thương hiệu” thông qua các events là cách để #agency từng bước tiến gần đến khách hàng, thấu hiểu mong muốn và sứ mệnh của khách hàng khi làm Sự kiện & Truyền thông. Vì quá trình làm Event và Media có ranh giới rất gần nhau, tuy không xa nhưng cũng không dễ dàng đâu nhé!

GTOMedia
 
>