Nghệ thuật truyền thống trong dòng chảy hiện đại là mô-tip
được nhiều nhà đạo diễn sân khấu và nghệ thuật lựa chọn để trình diễn trong các
show ca múa nhạc hiện nay. Xuất phát từ 03 lý do chính: Bảo tồn gìn giữ vẻ đẹp
nghệ thuật truyền thống; thể hiện sự hội nhập văn hóa một cách văn minh; dễ
tiếp cận khán thính giả ở mọi lứa tuổi và mọi quốc gia.
Những nghệ sĩ đã phối kết nghệ thuật truyền thống và đương
đại như thế nào?
Những người nghệ sĩ đã mang đến dòng chảy mạnh mẽ của những
sáng tạo nghệ thuật đương đại ở nhiều loại hình như: âm nhạc, vũ đạo, xiếc,
beatbox, tung hứng…Và đồng hành cùng họ là những nghệ sĩ Việt Nam hoặc gốc Việt
đến từ nhiều nơi trên thế giới. Người xem bắt gặp sự kết hợp đầy ngẫu hứng của
ghi-ta điện với beatbox và điệu nhảy thiết hài; nghe cuộc đối thoại tinh tế
giữa điệu hát văn và âm nhạc điện tử;…
Phần âm nhạc của mỗi chương trình giống như người dẫn
chuyện kết nối những miền cảm xúc và là minh chứng rõ ràng nhất cho sự kết hợp
đầy trau chuốt giữa âm nhạc dân tộc Việt Nam vang vọng tiếng đàn tranh, sáo
tre, bộ gõ tre… với nhạc jazz, rock, hiphop… Góp phần làm nên dấu ấn cho chương
trình còn là sự độc đáo của trang phục, phối cảnh sân khấu và đạo cụ biểu diễn
chế tác từ những dụng cụ sinh hoạt, lao động trong cuộc sống.
Với
chủ đề xoay quanh ngày Tết, các sân khấu biểu diễn đã mang đến “bữa tiệc” nghệ
thuật mới lạ, hấp dẫn với nhiều tiết mục đặc sắc thông qua nhiều nhạc cụ truyền
thống (đàn nhị, đàn bầu, đàn tranh, đàn đá, đàn T’rưng,...) và nhạc cụ đương
đại trình diễn các điệu lý và các bài dân ca.
Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh trong Chương trình “Xanh vỏ - Đỏ lòng” do GTO Nha Trang và GTO Phú Quốc kết hợp tổ chức để hiểu được Nghệ thuật phối kết giữa truyền thống và đương đại.
Nguồn tin bài: Tổng hợp
Nguồn ảnh: GTO MediaGTOMedia